386305484938701_1349x625.png 390060192448720_1349x625.jpg 168564578549138_1349x625.jpg
Công Ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Kiến Trúc Hải Nam
68a - 68b Nguyễn Văn Vịnh, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TPHCM
xaydunghainamarc@gmail.com
0967189939 - 0967189939
Gọi ngay cho chúng tôi Khi bạn có nhu cầu!
KÍCH THƯỚC CẦU THANG CHUẨN PHONG THỦY

Lượt xem: 265

Mỗi căn nhà đều là một thiết kế mang bản sắc riêng của chủ nhân căn nhà đó. Trong đó, cầu thang là chi tiết đóng một vai trò quan trọng trong phong thủy và thẩm mĩ của căn nhà. Tùy theo diện tích, mức giá và sở thích của chủ nhân mà thiết kế và cấu trúc của cầu thang sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Cầu thang không chỉ cần đẹp mà còn cần phải có kích thước theo đúng tiêu chuẩn. Vậy khi thiết kế kích thước cầu thang, bậc cầu thang cần lưu ý những điều gì? 

Công dụng chính của cầu thang là tạo lối đi giữa tầng dưới và tầng trên, giúp dòng khí trong nhà được lưu thông một cách hài hòa. Vì vậy, trong kiến trúc thiết kế, điều đầu tiên cần chú ý là đảm bảo việc đi lại được diễn ra thuận tiện, thoải mái và an toàn.

Trong thiết kế nhà ở,cầu thang có kích thước tiêu chuẩn thường rộng từ 0.9-1.2m và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình lớn, nhà ở cao cấp và biệt thự

 

 

1.1. Chiều rộng của cầu thang

Có lẽ chiều rộng cầu thang là điều mà khách hàng thường quan tâm nhất.

Chiều rộng cầu thang không thể quá lớn vì sẽ chiếm diện tích và không đẹp mắt, chiều rộng cũng thể quá nhỏ cản trở việc di chuyển.

Để một người có thể đi lại thoải mái và hơn thế tiện lợi cho việc mang vác, di chuyển đồ đạc từ tầng này lên tầng kia thì chiều rộng của thân thang của ngôi nhà nên là 90cm.

Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế hay chủ nhân muốn dành nhiều không gian hơn thì chiều rộng nên có số đo tối ưu là 60cm.

 

1.1. Chiều cao của cầu thang

1.2. Chiều cao của cầu thang.

Tùy theo chiều cao của ngôi nhà mà chúng ta thiết kế chiều cao cầu thang sao cho cân đối. Mỗi tầng có thể có độ cao khác nhau nên kích thước của thang cũng khác nhau trong cùng một nhà.

Ví dụ:

- Tầng trệt cao 3.8m thì cầu thang cũng cao 3.8m. với số bậc là từ 21- 25 bậc, tùy vào độ dài của bậc.

- Lầu 1,2... cao 3.4m thì cầu thang cũng cao 3.4m với số bậc từ 19 - 21 bậc, tùy vào độ dài của bậc

 

 

1.3. Chiều cao của bậc thang.

Để có thể đảm bảo mức độ thoải mái cho một người bước lên bước xuống, thì độ cao của bậc thang thường dao động từ 15 đến 18 cm. Gia chủ không nên thiết kế cầu thang với kích thước của cổ bậc thang quá cao. Bởi như thế sẽ dẫn tới những bất tiện trong việc di chuyển dễ khiến cho chúng ta mệt mỏi, căng cơ khi leo thậm chí dễ khiến trẻ nhỏ và người già bị trượt ngã.

1.4. Chiều rộng của bậc cầu thang

Đây chính là diện tiếp xúc của bàn chân với cầu thang. Giống như các size của cầu thang thì thông số này cũng là một thông số đáng lưu tâm chiều rộng của bậc cầu thang ảnh hưởng trực tiếp tới chiều dài thang và độ dốc của thang.

Các kiến trúc sư khuyên rằng gia chủ không nên làm mặt bậc thang với độ rộng quá lớn để tránh sự mất cân bằng giữa chiều dài và độ dốc của cầu thang.

Chiều rộng của bậc cầu thang tối thiểu là 25cm tương đương với bước chân người trưởng thành và tối đa là 30cm. Không nên dưới 25cm vì các thành viên trong gia đình sẽ dễ bị bước hụt.

 

 

1.5. Độ dốc tiêu chuẩn của cầu thang.

Người ta thường xác định độ dốc tiêu chuẩn của cầu thang dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao của bậc thang và chiều rộng của bậc thang. Trong đó, chiều cao thông dụng nhất của bậc thang trong các công trình nhà ở là từ 14 – 20cm, thì độ dốc sẽ dao động từ 20 – 45 độ. Còn độ dốc tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 33 – 36 độ.

 

1.6. Chiều cao lan can, tay vịn.

Theo kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, kích thước chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc cầu thang lên mặt trên của tay vịn là khoảng 1,1m.

Chiều cao của lan can có thể được thay đổi cho phù hợp với mỗi thiết kế tuy nhiên không được thấp hơn 90cm vì yếu tố an toàn.

 

 

1.7. Diện tích chiếu nghỉ.

Để tránh bị mất sức trong quá trình di chuyển lên cao, bạn nên bố trí chiếu nghỉ đặc biệt là với những mẫu cầu thang gấp khúc. Cứ 11 bậc thang nên thiết kế 1 chiếu nghỉ. Độ rộng của chiều nghỉ thương là 90cm, độ rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, tối thiểu là 60cm.

1.8. Gờ của mặt bậc. 

Gờ của mặt bậc là phần chìa ra của mỗi bậc thang. Có lẽ đây là thông số phụ và hay bị bỏ qua nhưng nó lại có tác dụng rất lớn đến thẩm mỹ của cầu thang. Size gờ của mặt bậc không hợp lý sẽ dễ khiến cầu thang bị thô xấu. Độ nhô ra hợp lý cho bộ phận này chính là 2cm.

2. Vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy.

Vị trí đặt cầu thang sao cho hợp lý, chuẩn phong thủy là yếu tố quan trọng được các KTS rất để tâm, bên cạnh kích thước cầu thang tiêu chuẩn trước khi thiết kế, thi công trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà.

Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn luồng khí từ tầng 1 lên các tầng trên. Do đó, vị trí của cầu thang cũng phải đặc biệt lưu ý, nhằm mang lại vượng khí cho gia chủ.

- Cầu thang không nên đặt ở giữa nhà vì nó phạm vào vị trí Trung cung, nên đặt ở giữa bên trái hoặc phải của ngôi nhà

- Cầu thang không nên thiết kế đối diện với cửa chính

- Tránh đặt giường ngủ hoặc phòng làm việc dưới gầm cầu thang

- Cầu thang không nên thiết kế đối diện nhà bếp và cửa nhà vệ sinh ở bất kỳ tầng nào

- Cần lưu ý không để dầm ngang (xà nhà) đè lên cầu thang

- Nên đặt cầu thang ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào trong nhà và đi từ hướng tốt lên, đảm bảo các tầng trên đều thu được vượng khí.

 

 

3. Những lưu ý khi thiết kế cầu thang.

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết nhằm thiết kế cầu thang đảm bảo an toàn, chuẩn yếu tố phong thủy:

- Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này đến tầng khác, cầu thang càng dài thì khí càng yếu.

- Hành lang hay bậc chiếu nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí.

- Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở, bởi nó làm ảnh hưởng đến tích lũy sinh khí và của cải trong gia đình.

- Không đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên, bởi khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí, người sống trong nhà sẽ suy giảm sức khỏe, tài lộc, thậm chí dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh.

- Cầu thang nên sử dụng vật liệu có độ vững chắc như bê tông cốt thép, kim loại hoặc gỗ cứng. Tuyệt đối không sử dụng cầu thang kẽo kẹt và lan can cầu thang lung lay, vừa không an toàn, vừa không ổn về mặt phong thủy.

- Không đặt yếu tố nước (non bộ) hay nhà vệ sinh dưới chân cầu thang bởi sẽ cản trở sự thành công và giảm may mắn cho gia đình.

- Hai bên bậc cầu thang phải có thành che chắn, để đảm bảo an toàn, đảm bảo tính thẩm mĩ chung và sự cân đối.

 

Xem Bài Viết Liên Quan.

 

    Dịch vụ gia cố móng nâng tầng

    Báo giá sửa chữa nhà

    Dịch vụ sửa nhà nâng tầng

    Báo giá xây nhà trọn gói

    Báo giá xây nhà phần thô

Phong thủy khác

Cửa đi chính luôn là cánh cửa quan trọng nhất trong ngôi nhà, nó không chỉ là bộ mặt, là điểm nhấn mà còn là nơi kéo năng lượng phong thủy vào trong ngôi nhà...
Nguyên tắc bố trí cầu thang hợp phong thủy. Trong phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa
Dưới đây là một số lưu ý về tuổi tác xây nhà, hướng nhà hợp mệnh dành cho 12 con giáp. Căn cứ vào đó, xây nhà phù hợp để có thể đón lành tránh dữ, đón những may mắn, sự thịnh vượng, tránh được những rắc rối, xui xẻo sau này.
Về phong thủy xem ngày đẹp luôn luôn tính dựa trên lịch âm mà không phải là dương lịch. Bởi vậy cách tính số tuổi đẹp làm nhà các năm khác sẽ là tuổi âm...
tonghop